PHÂN BIỆT GỖ CÔNG NGHIỆP MFC, MDF VÀ HDF
PHÂN BIỆT GỖ CÔNG NGHIỆP MFC, MDF VÀ HDF
Với bất kì một công trình nào, ván luôn là một nhân tố chủ chốt quyết định đến hiệu quả của một công trình. Chúng thường được dùng để tạo ra những bộ bàn ghế nội thất tuyệt hảo, những chiếc tủ đa năng hay một nền sàn sang trọng và tinh tế. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được chất liệu ván sao cho thích hợp nhất lại là điều không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, nội thất AMAVI xin giúp bạn phân biệt về 3 loại ván công nghiệp rất được ưa chuộng là MFC, MDF và HDF.
Gỗ công nghiệp MFC
MFC (Melamine Face Chipboard) là loại ván được tạo ra từ những dăm gỗ (gỗ được nghiền nhỏ). Chúng sẽ được kết hợp với keo và ép lại, tạo ra những tấm gỗ có độ dày tiêu chuẩn như 18mm, 24mm… tuỳ thuộc nhu cầu. Bước cuối cùng, người ta sẽ phủ một lớp nhựa PVC (Melamine) để chống trầy xước và tạo nên khả năng chống ẩm.
Gỗ MFC còn được chia làm 2 loại: 1 loại gỗ MFC thường và 1 loại MFC chuyên chống ẩm. Với MFC chuyên chống ẩm, người ta sẽ trộn thêm phụ gia chống ẩm và thêm màu xanh vào dăm gỗ trước khi ép chúng lại với nhau.
Gỗ MFC thường có đặc điểm là khá nhẹ so với những loại khác nên chúng thường dùng để trang trí là chủ yếu.
Gỗ công nghiệp MDF
Khác với MCF, gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) được làm từ các bột gỗ được nghiền nát chứ không dùng dăm gỗ nữa. Vì vậy, khi ép lại chúng sẽ có tỉ trọng lớn và không chừa chỗ trống cho không khí xâm nhập nữa. Đây là loại gỗ phổ biến nhất, khi sử dụng sẽ được phủ một lớp veneer, bả rồi phủ sơn PU.
Gỗ mdf thường
Gỗ MDF chống ẩm
Giống như MFC, MDF cũng có 2 loại chống ẩm và gỗ thường. Để phân biệt 2 loại này, gỗ sẽ được thêm chất màu xanh vào gỗ.
MDF là loại gỗ rất min, đẹp, thẩm mỹ và khả năng chịu lực nên chúng được ứng dụng rất nhiều trong nội thất. Ngoài ra, loại gỗ này thường được trộn thêm keo chịu nước trong quá trình sản xuất, giúp chúng có khả năng tiếp xúc với nước và độ ẩm cao trong nhà bếp, nhà vệ sinh.
Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF (High Density fiberboard) cũng giống như gỗ MDF nhưng chúng lại được nén với cường độ cao hơn MDF nên khả năng chịu ẩm, chịu nước, chịu lực luôn cao hơn MDF.
HDF cũng chia làm 2 loại là HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm. Black HDF sẽ được tạo nên từ lực nén cực lớn, hơn hẳn HDF siêu chống ẩm nên dĩ nhiễn, các đặc tính của Black HDF sẽ trở nên vượt trội.
Gỗ Black MDF
Nên lựa chọn gõ MFC, MDF hay HDF?
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn sẽ lựa chọn loại gỗ sao cho tiết kiệm ngân sách nhất. Với gỗ MFC, bạn có thể dùng chúng để làm giá, kệ. Với MDF, bạn có thể dùng chúng làm cửa nhà vệ sinh, những nơi có độ ẩm. Còn với HDF, bạn có thể dùng tại những nơi phải tiếp xúc thường xuyên với nước và điều kiện thời tiết như cửa sổ…
Còn vễ hãng sản xuất, bạn nên lựa chọn gỗ An Cường nhé. Chỉ cần đến trước công ty bạn uỷ quyền thi công nội thất và hét lên “Tôi muốn gỗ An Cường” là họ sẽ làm cho bạn.
Như vậy là AMAVI đã giới thiệu với bạn 3 loại gỗ công nghiệp để bạn có thể dễ dàng lựa chọn hơn. Nếu bạn có ý tưởng hay gói ý thì xin hãy để lại comment nhé! Xin cảm ơn.